Nguyên liệu: bột năng: 200g – bột gạo: 100g – thịt cua: 200g – nạc quết : 200g – thịt xay: 100g – xương ống heo: 1kg – muối: 1 muỗng cà phê – đường: 1 muỗng xúp – mắm ruốc: 1 muỗng xúp .
Chế biến:
- Làm bột bánh canh: cho bột và muối cùng nước nóng vào nhồi cho đến khi bột có độ dẻo, sau đó cán dẹp và cắt dày, mỏng tuỳ theo ý thích. Đun một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra trụng qua nước lạnh, để ráo cho dầu ăn vào để sợi bánh canh không bị dính vào nhau .
- Nấu nước dùng: xương heo ống hầm lấy nước.
Thịt cua xào qua với tỏi phi để sang bên.
Cho nạc quết vò viên, thịt xay nấu vào nước dùng nấu chín.
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Thịt cua xào qua với tỏi phi để sang bên.
Cho nạc quết vò viên, thịt xay nấu vào nước dùng nấu chín.
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Dọn ăn : Cho bánh canh vào tô, thịt cua bỏ đều trên mặt, múc nước lèo cho vào tô bánh canh vừa đủ. Cho một ít hành lá, hành tây, ngò rí, thêm một ít tiêu cho thơm.
Bún mắm cua Gia Lai
Bún mắm cua là món “độc” của phố núi Pleiku. Có thể người nghe qua cái tên sẽ mường tượng ra một món ăn… “tương tự” với bún riêu cua hay canh bún. Thật ra, ngoài nguyên liệu là cua đồng, thì bún mắm cua xứ núi rất khác biệt, từ hình thức đến cách chế biến, đặc biệt là cái mùi khẳm đặc trưng mà người đã thích rồi đâm ra ghiền, còn người đã không chịu được thì phải… xách dép chạy dài.
Món bún mắm cua muốn ăn hôm nay phải làm cua từ ngày hôm trước. Cua đồng bắt về, rửa qua nhiều nước và làm cho sạch. Sau đó đâm nhuyễn cua, lọc qua rây, lấy nước, bỏ xác, thêm một ít muối, ủ kín qua một đêm. Măng tươi xào cho săn, rồi cho nước cua đã ủ vào, nấu sôi kỹ, nêm thêm mắm nêm, đường, bột ngọt vừa ăn. Vậy là đã xong! Khi ăn cho bún vào tô, chan nước bún và măng vào. Tùy theo sở thích của mỗi người, có người khi ăn cho thêm chả, nem chua hay bóng lợn cắt nhỏ chiên giòn, bánh phồng tôm nhưng nhất định phải có trái ớt tươi và dĩa rau sống gồm: xà lách, húng thơm, ngổ, quế, giá, và bắp chuối. Nếu “chịu” được mùi, thì người ăn sẽ không bao giờ quên vị mặn mà của mắm cua, vị ngọt của măng. Món này bình dân, trước đây chỉ 1.000đồng/tô, nay đã lên 2.000 – 3.000 đồng. Mấy quán bán món bún cua ở Pleiku còn rất “điệu nghệ”, bán kèm món tráng miệng là cơm rượu để… phòng cho khách được ấm bụng sau khi thỏa tò mò về món ăn lạ này.
Bún măng cua đồng
Hầu hết người dân vùng chiêm Trà Lũ, Xuân Trường, Nam Định đều biết làm các món ăn chế biến từ cua, ốc, ếch, đặc biệt là món bún măng cua đồng. Cua làm món này phải là những con có càng khỏe, chân còn đầy đủ, bò nhanh, mình to và mập, mai có màu vàng xanh. Cua có yếm nhọn là cua đực, yếm hình tròn là cua cái. Cua cái có nhiều gạch. Cua đực ít gạch nhưng thịt béo và ngon hơn. Tuyệt đối không được ăn cua đồng đã chết, rất dễ bị nhiễm độc. Cách nấu không phức tạp lắm mà lại cũng không tốn nhiều tiền nữa .
Nguyên liệu: (4 người ăn).
- 1 củ măng tươi khoảng 600 gr hoặc 300 gr măng tre khô.
- 1 kg bún, xà lách, ớt, chanh, rau thơm, gia vị.
Cách làm:
- Đổ cua xay sẵn vào nồi to, cho 1,5 lít nước và 1 muỗng cà-phê muối vào đều, dùng rây lọc lấy nước cua bỏ xác.
- Măng bóc hết lớp vỏ ngoài, bỏ phần già. Phần non xắt thành sợi to bản như sợi bánh đa (khoảng 1 cm) rửa sạch rồi đem luộc để thải chất đắng (nếu măng khô phải luộc nhiều lần cho mềm, cho trắng).
- Vắt măng thật ráo cho vào nồi nước cua rồi bắc lên bếp, để lửa vừa, đun sôi. Lúc chín, gạch cua nổi lên quyện vào măng.
- Nêm gia vị vừa ăn.
- Rau sống rửa sạch, vẩy ráo nước, bày ra đĩa.
- Múc canh măng cua đồng ra bát to, rắc ít tiêu lên trên, dọn chung với đĩa rau sống, đĩa chanh ớt, đĩa bún, ăn nóng rất ngon.